Công nghệ VAR trên con đường thay đổi bóng đá thế giới

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

Forest sẵn sàng chi 25 triệu bảng mua Jadon Sancho từ MU U23 Việt Nam trước trận đấu U23 Lào: Vượt khó lực lượng; Mục tiêu 3 điểm Hải Phòng chiêu mộ Luiz Antonio thay thế Lucao Tái thiết lực lượng: Milan chốt gần xong Estupinan, theo dõi Vlahovic và Pubill Sân vận động Deutsche Bank Park: Linh hồn bất tử của Frankfurt Buổi tập thể lực đầu tiên của Flick cùng Barca: Nặng về cường độ, thiếu Ter Stegen Man City ra mắt mẫu áo đen, cảm hứng 145 năm trước Inter gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Lookman Bryan Mbeumo – Mảnh ghép dữ liệu hóa giúp Man Utd thoát khỏi khủng hoảng tấn công? Nam Định sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị bảo vệ ngôi vương V.League Liverpool chờ đề nghị 80 triệu euro cho Luis Diaz từ Bayern, Barca Không còn là kẻ ngoài cuộc: Liverpool đang thắng lớn trên thị trường chuyển nhượng Hành động khiêu khích mới của John Textor chống lại DNCG Brentford mở đàm phán nhưng Wissa muốn ra đi 10 thương vụ đàm phán khó hiểu của Man Utd: Có Mbeumo, Pogba… HLV U23 Philippines đưa ra so sánh sau khi chạm trán cả Indonesia và Malaysia Madueke đến Arsenal: Dữ liệu không nói dối Hậu vệ Indonesia đăng ảnh đạp đầu cầu thủ Saudi Arabia 10 tháng tàn khốc, Ter Stegen đang mất tất cả Người thắng, kẻ thua khi Mbeumo cập bến MU Gykeres đồng ý gia nhập, Arsenal ráo riết chốt điều khoản cuối cùng Phản ứng của HLV Frank khi Mbeumo chọn MU MU vào guồng, 3 thương vụ trong tầm tay xoay chuyển cả mùa hè
Forest sẵn sàng chi 25 triệu bảng mua Jadon Sancho từ MU U23 Việt Nam trước trận đấu U23 Lào: Vượt khó lực lượng; Mục tiêu 3 điểm Hải Phòng chiêu mộ Luiz Antonio thay thế Lucao Tái thiết lực lượng: Milan chốt gần xong Estupinan, theo dõi Vlahovic và Pubill Sân vận động Deutsche Bank Park: Linh hồn bất tử của Frankfurt Buổi tập thể lực đầu tiên của Flick cùng Barca: Nặng về cường độ, thiếu Ter Stegen Man City ra mắt mẫu áo đen, cảm hứng 145 năm trước Inter gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Lookman Bryan Mbeumo – Mảnh ghép dữ liệu hóa giúp Man Utd thoát khỏi khủng hoảng tấn công? Nam Định sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị bảo vệ ngôi vương V.League Liverpool chờ đề nghị 80 triệu euro cho Luis Diaz từ Bayern, Barca Không còn là kẻ ngoài cuộc: Liverpool đang thắng lớn trên thị trường chuyển nhượng Hành động khiêu khích mới của John Textor chống lại DNCG Brentford mở đàm phán nhưng Wissa muốn ra đi 10 thương vụ đàm phán khó hiểu của Man Utd: Có Mbeumo, Pogba… HLV U23 Philippines đưa ra so sánh sau khi chạm trán cả Indonesia và Malaysia Madueke đến Arsenal: Dữ liệu không nói dối Hậu vệ Indonesia đăng ảnh đạp đầu cầu thủ Saudi Arabia 10 tháng tàn khốc, Ter Stegen đang mất tất cả Người thắng, kẻ thua khi Mbeumo cập bến MU Gykeres đồng ý gia nhập, Arsenal ráo riết chốt điều khoản cuối cùng Phản ứng của HLV Frank khi Mbeumo chọn MU MU vào guồng, 3 thương vụ trong tầm tay xoay chuyển cả mùa hè

Công nghệ VAR trên con đường thay đổi bóng đá thế giới

BongDa.com.vnKịch tính, hấp dẫn và quá nhiều cảm xúc, đó là tất cả những gì người hâm mộ bóng đã trên khắp thế giới đã trải qua sau loạt trận cuối cùng của bảng B.

Video assistant referee hay được biết với tên phổ biến hơn là VAR đã chính thức được áp dụng tài kỳ World Cup lần này, Nhiều người ủng hộ VAR vì sự công bằng của nỏ nhưng cũng không ít người phản đối vì nó đã giết chết rất nhiều cảm xúc trong bóng đá. Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra từ khi công nghệ VAR ra đời bởi đó vẫn là một thứ gì đó quá lạ lẫm với người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới những người lâu này chỉ nhìn vào những quyết định tức thời của trọng tài và sẵn sàng vùi dập không thương tiếc khi họ có những sai lầm.

Nếu có một ai đó vui nhất với công nghệ VAR thì chắc hẳn đó trọng tài, những người trần mắt thịt nhưng vẫn luôn phải gánh trên vai trách nhiệm vô cùng lớn lao cho tính công bằng của trận đấu. VAR xét cho cùng vẫn phụ thuộc và trọng tài chính điều kiển trận đấu khi họ có quyền quyết định sử dụng hay không, khi trọng tài không nhìn thấy một pha phạm lỗi trong vòng cấm đã có VAR, khi xác định một bàn thắng có hợp lệ hay không cũng đã có VAR,... Và một số người vẫn đùa rằng đâu cần thì VAR có, đâu khó đó có VAR.

Trọng tài xem lại tình huống qua công nghệ VAR.

  Trọng tài xem lại tình huống qua công nghệ VAR.

Nhưng tranh cãi từ lâu đã là một phần của bóng đá, một sự công bằng quá đôi khi lại gây nên cảm giác không mấy dễ chịu cho những người hâm mộ bóng đá truyền thống. Nếu công nghệ VAR ra đời từ những năm 86 của thế kỷ trước có lẽ bàn tay của chúa đã không thể tồn tại và Diego Maradona cũng chưa chắc trở nên vĩ đại đến như vậy. Nếu công nghệ VAR ra đời sớm hơn có lẽ tất cả người hâm mộ bóng đã Chelsea đã không uất hận đến như vậy khi họ 4 lần bị từ chối phạt đền trong trận bán kết đầy tai tiếng với Barca tại Champions League năm 2009.

Ai đó vẫn nói VAR đang giết chết cảm xúc của bóng đá thì hãy xem 2 trận đấu cuối cùng của bảng B FIFA World Cup năm nay. Chưa bao giờ khán giả lại hồi hộp đến như vậy khi mà trọng tài xem lại VAR sau khi Cristiano Ronaldo chơi xấu một cầu thủ Iran và đứng trước nguy cơ nhận thẻ đỏ. Chưa bao giờ những phút cuối cùng của trận đấu khiến ngôi đầu bảng thay đổi nhanh đến như vậy khi công nghệ VAR gần như được sử dụng song song ở cả 2 trận đấu trong những phút cuối cùng, bàn thắng Iago Aspas được công nhận và Iran được hưởng phạt đền để rồi sau đó Karim Ansarifard đã thực hiện thành công điều mà Ronaldo bỏ lỡ từ chính công nghệ VAR mang lại.

Nụ cười của Ronaldo khi chỉ phải nhận thẻ vàng.

 Nụ cười của Ronaldo khi chỉ phải nhận thẻ vàng.

Công nghệ VAR có thể đã đẩy Ronaldo và đồng đội vào một nhánh đấu khó hơn nhưng liệu có người Bồ Đào Nha chỉ trích về tính chính xác của VAR, có người Iran nào phàn nàn về những quyết định của trọng tài về việc họ đã bị VAR tước đi một bàn thắng trong trận đấu với Tây Ban Nha và phải chịu một quả phạt đền trước người Bồ. VAR gần như công bằng với mỗi đội bóng nhưng dù công bằng đến đâu vẫn sẽ phụ thuộc vào trọng tài chính nên cũng không tránh khỏi sai sót như pha ngã vờ của chính Ronaldo trong lần đầu VAR được áp dụng tại World Cup. VAR công bằng đấy nhưng đừng kỳ vọng vào sự chính xác tuyệt đối của nó vì cuộc đời này cũng có gì là tuyệt đối đâu.

Có một thực tế không thể phủ nhận rằng nhờ VAR mà các trận đấu tại World Cup năm nay đã có nhiều bàn thắng hơn đặc biệt là những bàn thắng từ chấm Penalty điều mà các trọng tài trước đây khi pha phạm lỗi rất rõ ràng mới dám thổi phạt đền. Nhưng công nghệ VAR lại làm các trọng tài biên chậm đi trong những quyết định của mình khi mà có thể trong suy nghĩ của họ đơn giản chỉ là: “Việc gì tôi phải phất cờ khi mà anh việt vị và ghi bàn thắng tôi đã có VAR đây rồi”.

Công nghệ VAR chắc chắn đã đang và sẽ tiếp tục là vấn đề tranh cãi tại World Cup lần nay nhưng khán giả có lẽ nên thích ứng với nó thay vì lên tiếng chỉ trích vì biết đâu được đội bóng của mình yêu thích sẽ là nạn nhân của những quyết định của trọng tài khi không có VAR. Cuộc sống luôn hướng đến sự công bằng và bóng đá cũng như vậy đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 này. Và dù bạn có muốn hay không thì VAR vẫn đang trên còn đường thay đổi cả nền bóng đá thế giới!

(Bạn đọc: Mạnh Toàn)