Thay đổi ở U23 châu Á: Nhiều điều tiếc nuối

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

Napoli đưa ra thời hạn chót cho Galatasaray trong thương vụ Osimhen Hojlund: Mảnh ghép lý tưởng cho hàng công của AC Milan Thương vụ Barcola: Khi tham vọng của Bayern va phải thực tế phũ phàng Thương vụ Gyokeres: Arsenal đang kiên nhẫn hay thực sự bất lực? Chủ tịch PSSI quyết tâm đưa Indonesia đến World Cup 2026 Liverpool quan tâm, Ekitike nộp đơn xin rời Eintracht Frankfurt Aston Villa nhắm Garnacho thay thế Rashford mùa hè này Man Utd tăng cường tấn công với Cunha và Mbeumo: Hệ thống Amorim sẽ thay đổi thế nào? Đinh Viết Tú chia tay Thanh Hóa Liverpool và Newcastle đảo ngược tình thế ở thương vụ Ekitike và Isak Newcastle đẩy mạnh đàm phán mua Nicolo Savona dù cầu thủ chấn thương AC Milan hỏi mượn Rasmus Hojlund Inter Milan ra giá mua Ademola Lookman Ten Hag đóng sập cánh cửa tái hợp Antony tại Leverkusen Giải U23 Đông Nam Á 2025: Sự xuất hiện bất ngờ của những cái tên huyền thoại CHÍNH THỨC! Man City công bố thương vụ Sverre Nypan, hợp đồng 5 năm Vinicius Jr "gây bão" với tiệc sinh nhật tuổi 25: Siêu hoành tráng không kém Yamal Cay đắng Crystal Palace, lỡ hẹn Europa League vì không kiểm tra email Không phải phương án B, Ekitike là chữ ký trong mơ của Liverpool Vanenburg tiếp tục cảnh báo Jens Raven: Đừng quên tôn trọng đối thủ Thời gian hồi phục ngắn ngủi, PSG cần gì để tránh khủng hoảng đầu mùa? Jack Grealish và cơ hội tái sinh cùng Napoli
Napoli đưa ra thời hạn chót cho Galatasaray trong thương vụ Osimhen Hojlund: Mảnh ghép lý tưởng cho hàng công của AC Milan Thương vụ Barcola: Khi tham vọng của Bayern va phải thực tế phũ phàng Thương vụ Gyokeres: Arsenal đang kiên nhẫn hay thực sự bất lực? Chủ tịch PSSI quyết tâm đưa Indonesia đến World Cup 2026 Liverpool quan tâm, Ekitike nộp đơn xin rời Eintracht Frankfurt Aston Villa nhắm Garnacho thay thế Rashford mùa hè này Man Utd tăng cường tấn công với Cunha và Mbeumo: Hệ thống Amorim sẽ thay đổi thế nào? Đinh Viết Tú chia tay Thanh Hóa Liverpool và Newcastle đảo ngược tình thế ở thương vụ Ekitike và Isak Newcastle đẩy mạnh đàm phán mua Nicolo Savona dù cầu thủ chấn thương AC Milan hỏi mượn Rasmus Hojlund Inter Milan ra giá mua Ademola Lookman Ten Hag đóng sập cánh cửa tái hợp Antony tại Leverkusen Giải U23 Đông Nam Á 2025: Sự xuất hiện bất ngờ của những cái tên huyền thoại CHÍNH THỨC! Man City công bố thương vụ Sverre Nypan, hợp đồng 5 năm Vinicius Jr "gây bão" với tiệc sinh nhật tuổi 25: Siêu hoành tráng không kém Yamal Cay đắng Crystal Palace, lỡ hẹn Europa League vì không kiểm tra email Không phải phương án B, Ekitike là chữ ký trong mơ của Liverpool Vanenburg tiếp tục cảnh báo Jens Raven: Đừng quên tôn trọng đối thủ Thời gian hồi phục ngắn ngủi, PSG cần gì để tránh khủng hoảng đầu mùa? Jack Grealish và cơ hội tái sinh cùng Napoli

Thay đổi ở U23 châu Á: Nhiều điều tiếc nuối

BongDa.com.vnQuyết định thay đổi tần suất tổ chức vòng chung kết U23 châu Á mang đến nhiều luyến tiếc cho một bộ phận người hâm mộ.

Ngày 24 tháng 5, một quyết định đáng chú ý của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) vừa được đưa ra. Đó là thay đổi tần suất tổ chức vòng chung kết U23 châu Á, từ 2 năm một lần lên 4 năm một lần, tương ứng với những năm tổ chức Olympic. Ngay khi vừa được ấn định, sự điều chỉnh này đã tạo ra những luồng dư luận khác nhau, trong đó một bộ phận người hâm mộ bày tỏ không đồng tình. 

Một lý do quan trọng cho sự bất đồng quan điểm là dường như AFC đang đi ngược lại xu hướng của bóng đá quốc tế. Như đã biết, Liên đoàn Bóng đá châu Âu UEFA, Liên đoàn Bóng đá FIFA làm dày thêm tần suất tổ chức các giải đấu trẻ, mới nhất là FIFA U17 World Cup được tổ chức hàng năm thay vì 2 năm một lần như trước. Đó là cách để UEFA, FIFA gia tăng cơ hội thi đấu, cọ xát quốc tế và phát triển cho các cầu thủ trẻ. Ngược lại, AFC với quyết định mới nhất lại hạn chế cơ hội thi đấu của các đội tuyển nói chung và các tài năng trẻ nói riêng.

Quyết định tăng khoảng cách giữa các vòng chung kết U23 châu Á từ 2 lên 4 năm nhận về phản hồi trái chiều.
Quyết định tăng khoảng cách giữa các vòng chung kết U23 châu Á từ 2 lên 4 năm nhận về phản hồi trái chiều.

Ở một góc nhìn khác, nhiều người cũng chỉ ra rằng các giải vô địch trẻ của FIFA, UEFA chỉ dừng ở độ tuổi U21 là tối đa, còn U23 là độ tuổi cũng không còn quá trẻ với tiềm năng phát triển của cầu thủ bị giới hạn nhiều. Bởi vậy, việc AFC giảm cơ hội thi đấu của lứa tuổi U23, trong khi cũng chuyển hướng tổ chức vòng chung kết U17 châu Á thường niên từ sau năm 2025 cũng tạo được những bình luận cổ vũ, đồng tình.

Tuy nhiên, trở lại với lứa tuổi U23 châu Á, việc cắt giảm cơ hội thi đấu của họ có vẻ là một quyết định khá bất công và không cần thiết. Về mặt cơ sở vật chất, không thiếu quốc gia châu Á đủ khả năng và khao khát đăng cai những giải đấu trẻ của châu lục, nên đây không thể là trở ngại buộc vòng chung kết U23 phải giãn tần suất tổ chức.

Về mặt chuyên môn, đồng ý rằng lứa tuổi U23 nên dần được định danh ở sân chơi chuyên nghiệp thay vì được giữ ở hạng mục trẻ, nhưng thiết nghĩ vẫn có sự cần thiết cho các đội tuyển U23 ở châu Á được cạnh tranh ở một giải chính thức, càng nhiều lại càng tốt. Đặc biệt là với những nền bóng đá ở trình độ chưa cao, tiêu biểu như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,… ở Đông Nam Á, những kỳ U23 châu Á dù không mang ý nghĩa tranh vé đi Olympic vẫn đóng vai trò như những cuộc thử lửa đầy ý nghĩa.

Đối với những nền bóng đá như tại Đông Nam Á, vòng chung kết U23 châu Á dù diễn ra vào các năm không có Olympic vẫn rất quan trọng.
Đối với những nền bóng đá như tại Đông Nam Á, vòng chung kết U23 châu Á dù diễn ra vào các năm không có Olympic vẫn rất quan trọng.

Ở đó, các cầu thủ được chơi bóng trong một sân chơi chất lượng, thay vì ngồi dự bị ở các CLB trong nước – một hiện trạng rất phổ biến tại V-League hay một số giải vô địch quốc gia khác trong khối ASEAN. Những cơ quan quản lý bóng đá quốc gia như VFF lại có một cột mốc để đánh giá sự phát triển của thế hệ cầu thủ hiện tại, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp. Mất đi vòng chung kết U23 châu Á trong những năm không nhuận đồng nghĩa mất “bước đệm đánh giá”, hứa hẹn khiến các nền bóng đá nhỏ thiếu hệ quy chiếu để đánh giá và điều chỉnh. Để rồi khi bước vào những giải đấu mang ý nghĩa tranh vé đi thế vận hội, cơ hội thành công của họ cũng sẽ giảm đi.

Ngoài những lý do nêu trên, một cách cảm tính, người hâm mộ cũng sẽ thấy tiếc nhớ những phép màu nay ít dịp xảy ra hơn. Kỳ tích Thường Châu của U23 Việt Nam năm 2018, hay hành trình lịch sử của U23 Indonesia năm 2024, xác suất xảy ra những sự kiện ấy giờ sẽ giảm đi một nửa. Những nền bóng đá lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,… có thể không quá coi trọng giải U23 châu lục, nhưng với nhiều quốc gia khác, sân chơi ấy lại mang một ý nghĩa quan trọng, thậm chí đạt tầm biểu tượng trong ký ức.

Dù sao thì quyết định đã được đưa ra, đem đến thật nhiều tiếc nuối trong cộng đồng hâm mộ. Về phía những nhà quản lý bóng đá, sự thay đổi chu kỳ thi đấu của U23 châu Á cũng sẽ đòi hỏi một sự hiệu chỉnh nhất định trong tư duy và hành động quy hoạch bóng đá nước nhà, để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong những lần dự tranh U23 châu Á sắp tới.

(Bạn đọc: Ngọc Bách)